6 nguyên nhân khiến ô tô bị “ngốn” xăng

Nguyên nhân xe bị ngốn xăng: Bugi bị ăn mòn hoặc bẩn, lọc khí quá bẩn, tắc đường xả, kim phun nhiên liệu bị bẩn, do thói quen lái xe….

Bugi bị ăn mòn hoặc bị bẩn

Mặc dù là chi tiết rất nhỏ của xe, nhưng bugi là bộ phận rất nhỏ nhưng rất quan trọng đối với xe ô tô. Nhiều người lái có kinh nghiệm có thể nhận biết được tình trạng xe qua màu sắc của bugi. Bugi bị bẩn hoặc mòn có thể làm xe bị tăng lỗi đánh lửa, bỏ máy hoặc cháy không hết. Các bạn cần chú ý nhé, nếu bugi bị bẩn sẽ làm giảm tuổi thọ của bugi và làm xe trở nên tốn xăng hơn đó.

Xe bị tắc đường xả

Đường ống xả bị méo dẫn đến hiện tượng áp suất khí xả tăng lên và khiến xe tiêu tốn xăng hơn. Đôi khi, các bác phải sử dụng đến công cụ kiểm tra chênh lệch áp suất giữa đường nạp và xả ở chế độ không tải, nếu sự chênh lệch này giảm thì nghĩa là chuyển đổi xúc tác đã bị tắc.

Lọc khí quá bẩn

Lọc khí bẩn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của xe. Vì vậy, các bạn cần chú ý đi kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh bộ phận lọc gió định kỳ tại các đại lý chính hãng định kỳ khoảng 3-6 tháng/lần.

Dùng sai dầu bôi trơn

Thông thường, các các dòng xe hiện nay được dùng dầu bôi trơn độ nhớt 5W-20 hoặc 5W-30. Tuy nhiên, có một số trường hợp có thể dùng dầu bôi trơn độ nhớt 0W-20. Việc dùng dầu độ nhớt thấp giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết lạnh giá. Nhưng các bạn chú ý nếu dùng không đúng chủng loại dầu thì sẽ làm ô tô ăn nhiều xăng hơn đấy.

Kim phun nhiên liệu bị bẩn

Kim phun nhiên liệu bị bẩn sẽ khiến cho lượng nhiên liệu phun vào thấp hơn so với nhu cầu tiêu thụ thực tế dẫn đến bỏ máy, sinh lãng phí nhiên liệu. T

Bên cạnh các nguyên nhân trên, thói quen lái ô tô chính là nguyên nhân “ngốn” xăng nhiều nhất. Vậy làm thế nào để “lái xe tiết kiệm xăng”? Các bác hãy nhớ thật kỹ lời khuyên dưới đây nhé:

– Tránh tăng hoặc giảm tốc độ xe đột ngột bởi sẽ gây hao tốn xăng gấp ít nhất 4 lần.

– Nếu phải chờ đèn đỏ quá nửa phút, các bạn nhớ tắt động cơ.

– Đặc biệt các bạn nên tắt hệ thống đèn, điều hòa khi không cần thiết.

– Nên giảm ga hơn là dùng phanh xe khi dừng.